Giận dữ là một phần của cảm xúc con người khi đối mặt với những tình huống khó khăn nhất định. Tuy nhiên, giận dữ cũng có nhiều mức độ, ở mức độ nhẹ, tức là bạn còn có thể kiểm soát nó, bạn có thể làm dịu lại chính mình và nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường, trái lại, ở mức độ “long trời lở đất”, bạn không những làm tổn hại chính mình mà còn vô tình làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh.
Đáng tiếc, thường thì giận dữ ở mức độ nhẹ xuất hiện ít hơn các cơn giận kinh hoàng. Và cứ thế, bao người đã “dẫn lửa tự thiêu mình”, tâm trạng lúc nào cũng cáu bẩn, người xung quanh dần dần rời xa.
Riêng trong môi trường làm việc vốn đầy rẫy áp lực và những vụ việc khiến mình chẳng mấy vui vẻ hài lòng, khi không thể chế ngự cơn giận dữ bộc phát, bạn sẽ chẳng tài nào làm việc với năng suất 100% và thậm chí, còn tồn tại nguy cơ bạn bị đồng nghiệp lánh xa.
Nhưng lúc “phát điên” thì làm sao nén lại nổi? Thật ra, chế ngự cơn giận dữ không khó như bạn nghĩ, chỉ cần dành thời gian luyện tập theo 3 bước vừa được Shark Linh chia sẻ trên trang fanpage mới đây:
Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách bạn mong muốn, sẽ có lúc thăng và lúc trầm. Bạn không thể kiểm soát được 100% những điều xảy ra xung quanh nhưng bạn hoàn toàn có thể làm chủ được cách bạn phản ứng trong mỗi hoàn cảnh. Để làm được điều đó, bạn cần rèn luyện tính kiên nhẫn - nghĩa là khả năng giữ bình tĩnh trước sự thay đổi, cơn tức giận hay nghịch cảnh.
Khi bạn kiên nhẫn, bạn sẽ biết cách tự trấn an mình và duy trì được năng lượng để vượt qua khó khăn. Bạn cũng sẽ không dễ dàng từ bỏ mục tiêu mình đã đặt ra. Hơn thế nữa, tính kiên nhẫn sẽ giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn về các vấn đề hoặc những điều khiến bạn bực mình vào lúc đó, cách để phản ứng một cách bình tĩnh, và hầu hết thời gian bạn cũng sẽ đưa ra câu trả lời hoặc giải pháp tốt hơn. Dưới đây là 3 bước Linh đã từng áp dụng và Linh mong chúng sẽ hữu ích cho bạn:
1. Liệt kê những tình huống khiến bạn bị mất kiên nhẫn
Để có thể cải thiện và khắc phục được vấn đề, trước tiên bạn cần hiểu vấn đề là gì. Bước này sẽ giúp bạn nhìn nhận lại toàn bộ quá trình tại sao khiến bạn rơi vào trạng thái mất kiên nhẫn. Liệt kê tất cả các chi tiết từ tất cả các tình huống khiến bạn mất bình tĩnh.
Ví dụ, bạn cảm thấy tức giận khi đồng nghiệp của mình trễ deadline trong một dự án của công ty? Bạn không đủ kiên nhẫn để hướng dẫn đồng nghiệp các công việc chuyên môn bởi vì một số người không chú ý?
XEM TIẾP PHẦN 2
- Tiết kiệm thời gian - Mua hàng cực "lẹ" (23.07.2022)
- Giao hàng nhanh chóng - Khách hết đợi trông (14.07.2022)
- Nguyên tắc "bút mực xanh" (14.07.2022)
- [Giải trí] Chuyện văn phòng - Chỉ ai từng là "dân văn phòng" mới hiểu! (19.02.2021)
- 365 thông báo nghỉ Tết Dương Lịch 2021 (29.12.2020)
- CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 9 - KỶ NIỆM 18 NĂM THÀNH LẬP CÔNG TY 365 (11.09.2020)
- 365 thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2020 (31.08.2020)
- CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 7 - SIÊU SALE “UP TO 50%" (15.07.2020)
- Trở lại trường sau dịch "CÔ VI" cần sắm gì? (06.05.2020)
- 365 thông báo nghỉ 30/4 và 1/5/2020 (27.04.2020)